Bất hiếu bao gồm có 3 phương diện:

Bất hiếu thứ nhất là không nghe theo lời khuyên chân thành, đứng đắn của mẹ cha ông bà nên trở thành kẻ hư đốn, đánh mất chính mình.

Bất hiếu thứ hai là ta thừa kế gia tài, sự nghiệp ông bà tổ tiên để lại một cách thiếu khôn ngoan, dẫn đến tình trạng “cha làm thầy con đốt sách”, đi ngược lại đạo lý nhiều đời mà gia tộc để lại, làm cho truyền thống đó bị cắt đứt và thân bằng quyến thuộc phải bị mang tiếng có những đứa con hư, không nên nết. Uy tín của gia đình đối với xã hội, vì đó mà bị giảm sút rất nhiều.

Bất hiếu thứ ba là sống trong vòng tay thương yêu của mẹ cha với những sự hỗ trợ, giúp đỡ tận tình mà ta không thể thành đạt để trở thành người hữu dụng trong xã hội. Ta ăn bám và ỷ lại mẹ cha, trở thành những cậu ấm cô chiêu, giống như gà công nghiệp, không làm gì được, vài ba chục tuổi đầu mà phải chìa tay xin tiền cha mẹ. Dầu có sức khỏe, trí thông minh nhưng không chịu làm, lệ thuộc mãi rồi quen, mỗi lần cần gì thì xin, mẹ cha thương quá nên chiều, tạo ra tâm lý ỷ lại và kết quả là không có cơ nghiệp gì trong xã hội.

Phật pháp ứng dụng Tội lỗi lớn nhất của đời người là bất hiếu

Những người như thế, khi cha mẹ qua đời thì họ khó có thể đứng dậy tự đi lên vì năng lực tự lập không có. Họ dễ dàng rơi vào tình trạng bế tắc, trở thành người tha phương cầu thực. Đó là chưa nói đến những hành vi bất hiếu, làm cho cha mẹ buồn, mang tiếng, hổ mặt với đời, không dám ngước nhìn gia tộc, lối xóm, người thân.

Ở trại giam K.20, phần lớn phạm nhân nằm trong độ tuổi từ 14-35, cái tuổi lẽ ra có rất nhiều tiềm năng, sức khỏe để phục vụ, đóng góp thì họ lại rơi vào trong con đường tội lỗi, sai lầm. Nhiều anh chị ở đây tâm sự với chúng tôi: “Phải chi mà mấy năm trước nghe lờ̀i mẹ cha dạy thì đâu nên nông nổi này”. Khi cha mẹ cấm phạt do phát hiện con cái hư đốn, không chịu học hành, lo ăn chơi đua đòi với chúng bạn, có những dấu hiệu sa sút về đạo đức.., có nhiều đứa hư quá bỏ nhà đi luôn, sống lang thang vỉa hè̀, đường phố như những kẻ hành khất. 

Bữa thì xin được tiền, bữa thì không, đói quá thì phải ăn cắp, giựt dọc lừa đảo, móc túi, may mắn thì được vài ba trăm ngàn để sống. Vì tiền phi nghĩ̃a nên tiêu xài rất dễ, tổn thất rất là mau. Làm được vài lần tưởng dễ ăn, nào ngờ không lọt khỏi lưới pháp luật và bị công an bắt. Từ đó, mỗi khi họ nhớ lại lời cha mẹ đã dạy khuyên thì chảy nước mắt. Trong những năm tháng quá khứ, dù cha mẹ phải chân lấm tay bùn mới nuôi nổi cả năm bảy mặt con nhưng gia đình vẫn sống một cách đàng hoàng.

Thời đại này, mấy chàng thanh niên muốn làm giàu, muốn chưng diện, muốn chứng tỏ ta đây là đại gia giàu sang nên dễ dàng lao vào con đường tội lỗi, kết quả là trở thành người con bất hiếu. Khi làm cho cha mẹ buồn, ta sẽ bị mất phước, nên ta phải sống làm sao để cha mẹ tin tưởng, khiến cho cha mẹ hãnh diện với họ hàng. Khi cha mẹ già phải chăm lo báo đáp, giúp cha mẹ hiểu được đạo lý, sống cuộc đời an vui hạnh phúc ở tuổi về già.

Có nhiều đứa con gây áp lực khi thấy cha mẹ có tiền, nói: “Bà mà không cho tôi tiền, tôi sẽ bỏ nhà ra đi” hoặc “Ông mà không cho tôi vài trăm mét vuông đất để tôi bán thì về sau này tôi sẽ không nhìn mặt ông nữa, tôi không xem ông là ba của tôi nữa”… Những đứa con bất hiếu luôn tìm cách gây áp lực vì chúng biết rằng cha mẹ không thể nào rũ bỏ đứa con của mình. Lợi dụng tình thương đó, cuối cùng chúng trở thành những đứa con làm cho cha mẹ tủi sầu, khổ đau, bịnh tật.

Nhiều cha mẹ vì giận quá, lâm vào tình trạng tai biến mạch máu não mà chết. Khi nhận ra được việc này thì đã quá muộn màng. Cho nên hiếu kính với cha mẹ trước nhất là thái độ sống có đạo đức, ăn học đến nơi đến chốn, về nhà không vui chơi với internet hay ra đầu làng ngả xóm uống rượu, chơi bời mà phải có trách nhiệm giúp đỡ cha mẹ.

Đừng sợ làm như thế sẽ không có thời giờ học bài. Nếu mình có lòng hiếu thảo thì phải học bài ngay tại lớp, bằng cách tập trung vào bài vở trong lúc thầy cô giảng bài. Như vậy là vừa kết thúc tiết học, ta đã hiểu và làm được bài rồi. Về nhà chỉ cần ôn và tư duy thêm thì có thể thi đỗ đạt cao. Bằng cách này, ta có thể dành thời gian một vài tiếng một ngày để phụ giúp công việc gia đình.

Phần lớn số thanh niên vào trại cai nghiện ma túy đều là đứa con hư trong những gia đình giàu có. Chúng không nghe lời cha mẹ, ăn chơi lêu lổng, cuối cùng trở thành con nghiện.

Khi nghiện ngập rồi thì ngày đêm nó hành hạ ghê gớm lắm, giằng xé́ thân thể rất khó chịu. Phải nỗ lực rất nhiều mới cắt được cơn ghiền trong vòng 15 ngày, sau đó phải có bản lĩ̃nh chịu đựng thêm từ 16 đến 18 tháng, cơn nghiện mới dứt.

Có nhiều em thiếu bản lĩ̃nh, tiếp tục nhờ người thân chu cấp bằng cách đút lót người quản trại giam nên chúng tiếp tục nghiện trong trại. Khi hết thời gian ở trại về thì cơn nghiện gia tăng gấp hai ba lần. Giống như một con hổ đói, mức độ đòi hỏi và lệ thuộc cao hơn.

Bất hiếu làm cho mình sống thiếu trách nhiệm, do vậy mà đánh mất tương lai. Những người con thảo cháu hiền thì cố gắng tạo điều kiện cho cha mẹ già có được sự bình an về đời sống nội tâm. Có như vậy, mỗi khi nhắc đến con cái, cha mẹ mới hãnh diện và tự hào về sự trưởng thành của chúng.

Muốn làm người con hiếu thảo, ta phải phấn đấu đạt được thành quả trong học tập để đóng góp cho xã hội cộng đồng từ nhiều phương diện khác nhau, qua đó làm rạng danh gia tộc. Nếu mình là người kế thừa sự nghiệp của cha mẹ thì ta làm cho truyền thống văn hóa của gia tộc ngày càng nổi tiếng hơn, nhiều người biết đến hơn, khiến cho ông bà cha mẹ hãnh diện, tự hào vì mình hơn. Nếu cha mẹ chưa biết tu hành theo Phật giáo thì nhiệm vụ làm con một mặt phải cung phụng, mặt khác ra sức hướng họ về Tam bảo.

Nhiều người thành đạt tưởng hiếu kính cha mẹ là chiều theo những nhu cầu của cha mẹ. Có nhiều ông bà cụ ghiền phim kiếm hiệp Hồng Kông, Đài Loan, đòi thì con cái đáp ứng bằng cách thuê về cả lô phim chưởng. Hết bộ này đến bộ khác, cha mẹ coi liên tục ngày 8 tiếng đến ốm o gầy mòn, bệnh tật nằm trên giường. Chỉ trong vòng hai năm là bị tiểu đường, mắt mờ, tai điếc, thần kinh suy giảm, độ minh mẫn giảm đi. Thậm chí nhiều người vì suy nhược thần kinh quá nên bị loạn tưởng, đêm nào ngủ cũng nằm mơ thấy ma...

Là người con có hiếu, ta phải biết: Ngoài cung ứng những phương tiện giải trí chân chính, chúng ta cũng phải tìm kiếm những băng giảng, phim Phật, những bài nhạc Phật giáo để cha mẹ hiểu thêm về Tam bảo mà tu cho giảm bớt nghiệp. Chiều chuộng không có nghĩ̃a là có hiếu mà phải phụng sự sao cho cha mẹ sống hạnh phúc và bình an. Điều đó không dễ làm, nhưng nếu có lòng thì ta có thể làm được.

Có lần chúng tôi đến gia đình của một vị luật sư ở San Jose, Hoa Kỳ. Hai vợ chồng này nổi tiếng trong cộng đồng người Việt Nam tại đây. Họ thiết đãi chúng tôi một bữa cơm chay thân mật, các món ăn đều được chế biến rất ngon. Chúng tôi hỏi anh chị ăn chay trường, chay kỳ, hay là ngày hôm nay mới tổ chức ăn chay, ông nói hai vợ chồng và đứa con ăn chay trường, lý do rất đơn giản: Ngày sinh nhật 6 tuổi của con gái, người mẹ bắt con gà ra cắt cổ, nhổ lông, con gà la thất thanh, giẫy giụa. 

Cô bé́ nói với mẹ: “Mẹ ơi, mẹ ác độc quá!”. Người mẹ giật mình nói: “Hôm nay sinh nhật con, mẹ mới làm gà đãi để mừng sinh nhật, sao lại ác độc?”. Đứa bé́ nói: “Hằ̀ng ngày ba mẹ đi làm, con ở nhà chơi với con gà, vịt, chó. Nó là bạn của con, mẹ giết bạn của con là mẹ ác độc”. Nghe như vậy, bà giật mình về kể lại cho chồng nghe. Từ đó cả gia đình phát nguyện ăn chay trường.

Từ lúc mới sinh ra, cô bé́ này đã không thích ăn thịt cá, ăn vào là ói. Khi ăn chay thì bé́ thích và mập mạp hơn. Hạt giống lòng từ bi đã có sẵ̃n trong tâm của em từ đời trước, nên khi sanh ra là đòi ăn chay như một thói quen, không chịu ăn mặn. Trong trường hợp này, đứa con tuy chưa làm được gì giúp cha mẹ, nhưng đã khiến cha mẹ bỏ được nghiệp sát sanh và phát nguyện ăn chay trường, đó cũng là hạnh hiếu thảo.

Người mẹ có thêm một nghề mới là nấu cơm chay.

Chỉ cần biết cách, ta không cần giàu có vẫn có thể hiếu thảo với cha mẹ. Làm cho cha mẹ hồi đầu, sống tốt hơn, bình an hơn là ta đang trả hiếu. Không phải trả hiếu là cho cha mẹ một nửa đồng lương hay một phần ba tài chánh mình có được là hiếu đâu. Nếu mình không mang lại được hạnh phúc cho cha mẹ thì không phải là hiếu. Nhiều đứa con cho tiền cha mẹ còn tính từng đồng từng cắc, nói nặng nói nhẹ.

Có anh thanh niên làm giám đốc một công ty nên rất bận rộn. Người cha già của anh mất sức lao động, đi đứng rất khó khăn. Vì bận với công việc làm ăn nên anh ta rất ít khi về thăm. Thỉnh thoảng người cha gọi điện thăm thì anh giận dữ, nói rằng: “Con đang bận mà cha cứ làm phiền con hoài”. Vài ba ngày sau, nhớ con, người cha lại gọi điện, mong con mình đến thăm. Anh ta lại cằn nhằn tiếp: “Ba cứ làm phiền con hoài, để cho con làm việc. Mỗi tháng con còn trách nhiệm lo cho ba vài ba trăm ngàn để ba uống thuốc, ăn bánh, dưỡng già chứ! Ba làm phiền hoài, sao con làm việc đượ̣c?” Người cha không trách móc gì, cũng không gọi điện thoại nữa, ông cảm thấy rất buồn tủi và cô đơn.

Mấy tháng sau, anh ta mới dành được thời gian đến thăm nhưng khi đến, người cha lại không thè̀m nói năng gì hết vì giận. Người cha để trước mặt anh một cuốn nhật ký, trong đó ghi lại bao nhiêu yêu cầu của anh: “Ba ơi dẫn con đi chợ̣, ba ơi dẫn con đi mua đồ chơi, ba ơi dẫn con đến trườ̀ng, ba ơi dẫn con đi du lịch”… 

Tất cả những điều đó, ông đều ghi lại năm tháng ngày giờ ở đâu, sự việc gì… xong ông bỏ ra ngoài vườn, không thè̀m nói chuyện với anh. Anh ngồi lật từng trang sách mới thốt lên: “Trờ̀i ơi! Bất cứ lúc nào mình cần, dù là 12 giờ̀ khuya, lúc đang giờ̀ ngủ trưa, ba mình đều ngưng hết tất cả để chiều chuộng mình. Bây giờ̀ ba nhớ mình quá, chỉ gọi một hai lần mà mình cằ̀n nhằ̀n, nói nặng nói nhẹ, làm cho ba buồn đau”. Đọc được những trang nhật ký như vậy anh ta mới hối hận, xin lỗi ba và kể từ đó, anh rất hiếu thảo với ba.

Thông thường, người con không nhận ra sự đau khổ của cha mẹ. Khi ở trong giai đoạn tiền lương không bao nhiêu, phải chân lấm tay bùn mới có được ché́n cơm manh áo cho con, nhưng vì là cha mẹ nên nào kể công. Ngược lại, con cái khi giúp đỡ cha mẹ lại thường hay kể công. Làm như thế là bất hiếu vì đã tạo cho cha mẹ mặc cảm vì sống mà phải làm phiền con cái, mặc cảm về sự cô đơn, mặc cảm về sự thiếu thốn. Tất cả những điều đó phải tránh vì bất hiếu là trọng tội. Trong kinh Vu Lan, Phật dạy: Tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật. Tâm Địa Quán cũng nói như thế và khẳng định cha mẹ là hai vị Phật ở trong nhà.

Cha mẹ mà ta còn không lo được thì làm sao có tâm để giúp đỡ cho cộng đồng, xã hội? Ngược lại, dầu dấn thân vào xã hội, cộng đồng, ta cũng phải lo tròn chữ hiếu thì mới không vương vào những tội lỗi. Nếu ta hiếu thảo thì phước rất lớn, bằng không, sống bất hiếu thì tội lỗi rất nặng.

Ngài Mục Kiền Liên nổi tiếng là thần thông đệ nhất. Ngài đã dùng thần thông xuống địa ngục cứu mẹ vượt qua nỗi đau bị đày đọa ở ranh giới ngạ quỷ vì lòng tham lam và bỏn xẻn. Thấy mẹ bị đày đọa chốn địa ngục, ngài lấy cơm dâng mẹ, bà đói quá vội bốc ăn. Cơm vừa đưa vào miệng mẹ thì hóa thành than, ngài khóc lóc vì biết rằng tội lỗi của mẹ quá nặng.

Ngài về thưa với Phật, xin Phật chỉ bảo phương pháp nào báo hiếu và giải tội địa ngục cho mẹ. Phật dạy: “Dù ngươi có thần thông cũng không thể một mình mà cứu đượ̣c mẹ. Ngươi phải nhờ̀ thần lực của chư Tăng cầu kinh và sự tu hành thanh tịnh của chư Tăng trong ba tháng an cư kiết hạ. Nhằ̀m ngày rằ̀m tháng 7 là ngày tự tứ của chư Tăng sau 3 tháng chuyên tu tập, cũng là ngày chư Tăng hoan hỷ mà lập đàn cúng dườ̀ng trai Tăng gồm cơm canh hoa quả, thành tâm cúng dườ̀ng thì mới mong có phước báu để cầu siêu cho thân mẫu ở chốn địa ngục”.

Ngài Mục Kiền Liên đã làm đúng theo lời Phật dạy. Hôm đó, không những mẹ ngài được siêu sanh mà toàn thể tội nhân ở địa ngục cũng nương phước lực đó mà được siêu sanh về tịnh cảnh. Cũng từ đó, như thường lệ, ngày rằm tháng 7 được gọi là Ngày báo hiếu phụ mẫu thâm ân, cũng được gọi là Ngày xá tội vong nhân ở chốn địa ngục.

Là người con có hiếu như vậy mà vào cuối cuộc đời, ngài Mục Kiền Liên lại chết hết sức thảm thương. Ngài bị những kẻ ngoại đạo ganh ghé́t, bằm chặt thân thể ra từng mảnh vụn vì chúng biết ngài có thần thông, nếu còn thể xác có thể biến hóa trở lại.

Lần thứ nhất chúng đến giết, ngài sử dụng phé́p thần thông để tàng hình nên họ không phát hiện ra. Lần thứ hai cũng như thế. Trước khi những kẻ xấu trở về, họ đe dọa rằng: “Nếu ông không xuất hiện, cả ngôi chùa này sẽ trở thành bình địa, Phật tử lai vãng xung quanh chùa sẽ bị giết chết hết”. Vì có thần thông, ngài hiểu được với tâm địa ác độc, bọn chúng có thể hành động. Ngày hôm sau chúng đến lần nữa, ngài đã chấp nhận để cho chúng giết. Nhờ đó mà dân chúng ở vùng lân cận được bình yên. Ngài hy sinh bản thân xem như là trả nghiệp quá khứ.

Rất nhiều người đau xót, thương tâm trước cái chết của ngài Mục Kiền Liên. Khi hỏi đức Phật thì Ngài nói rằng:

“Trong một kiếp rất xa, mấy trăm kiếp về trước. Mục Kiền Liên là một người con bất hiếu. Ông thương một cô vợ trẻ đẹp nhưng lại rất ích kỷ. Khi bất hòa giữa con dâu và cha mẹ chồng diễn ra, cô con dâu ích kỷ này đã gây áp lực buộc chồng phải chọn một trong hai: Nếu thương cô ta thì phải giã từ và giết cha mẹ ruột đi, bằng không cô ta sẽ ly dị.

Vì mê đắm người đàn bà xinh đẹp mà độc ác nên ông đã chọn con đường bất hiếu. Ông đặt cha mẹ ngồi trên chiếc xe lăn (vì cha mẹ già yếu, tàn tật, lại bị mù), đưa vào rừng sâu. Đi đến mỏm núi có vực sâu, ông đã gài những viên đá ở bánh xe trước và giã từ cha mẹ. Sau đó, chính ông dùng tay lắc chiếc xe, đánh đập vào thân thể của cha mẹ để cho chiếc xe theo phản ứng dao động qua lại mà rớt xuống vực sâu.

Trong lúc bị đánh, người cha và người mẹ đã la lên: “Con ơi! Con ơi! Cướp!…Cướp giết cha mẹ! Con đừng lại đây! Bà con ơi hãy cứu con tôi! Con hãy trốn đi bằ̀ng không con sẽ chết!”. Lúc ông vừa nghe được những lời cảm động bi ai thì cũng là lúc hai ông bà rớt xuống vực sâu, chết thành người thiên cổ. Ông trở về bị tâm thần luôn, khổ đau ngày đêm, không ngờ trước cái chết mà cha mẹ còn thương tưởng và lo lắng tới mình, trong khi đó ông giả vờ và gài bẫy để đẩy cha mẹ xuống vực sâu cho rảnh nợ.

Chỉ vì ham mê sắc đẹp mà ông trở thành kẻ bất hiếu. Ăn năn hối lỗi biết bao nhiêu mà ngài vẫn còn phải trả nghiệp rất nặng là thân thể bị bằm những mảnh vụn. Ngài là người đã tu thành chánh quả, có thần thông phé́p Phật nhiệm mầu mà vẫn không tránh được nghiệp quả xấu. Tội lỗi lớn nhất của kiếp người là bất hiếu, đây là một bài học chúng ta cần phải suy nghĩ̃.

Xem thêm:

Tội lỗi lớn nhất của đời người là bất hiếu

Bất hiếu bao gồm có 3 phương diện:

Bất hiếu thứ nhất là không nghe theo lời khuyên chân thành, đứng đắn của mẹ cha ông bà nên trở thành kẻ hư đốn, đánh mất chính mình.

Bất hiếu thứ hai là ta thừa kế gia tài, sự nghiệp ông bà tổ tiên để lại một cách thiếu khôn ngoan, dẫn đến tình trạng “cha làm thầy con đốt sách”, đi ngược lại đạo lý nhiều đời mà gia tộc để lại, làm cho truyền thống đó bị cắt đứt và thân bằng quyến thuộc phải bị mang tiếng có những đứa con hư, không nên nết. Uy tín của gia đình đối với xã hội, vì đó mà bị giảm sút rất nhiều.

Bất hiếu thứ ba là sống trong vòng tay thương yêu của mẹ cha với những sự hỗ trợ, giúp đỡ tận tình mà ta không thể thành đạt để trở thành người hữu dụng trong xã hội. Ta ăn bám và ỷ lại mẹ cha, trở thành những cậu ấm cô chiêu, giống như gà công nghiệp, không làm gì được, vài ba chục tuổi đầu mà phải chìa tay xin tiền cha mẹ. Dầu có sức khỏe, trí thông minh nhưng không chịu làm, lệ thuộc mãi rồi quen, mỗi lần cần gì thì xin, mẹ cha thương quá nên chiều, tạo ra tâm lý ỷ lại và kết quả là không có cơ nghiệp gì trong xã hội.

Phật pháp ứng dụng Tội lỗi lớn nhất của đời người là bất hiếu

Những người như thế, khi cha mẹ qua đời thì họ khó có thể đứng dậy tự đi lên vì năng lực tự lập không có. Họ dễ dàng rơi vào tình trạng bế tắc, trở thành người tha phương cầu thực. Đó là chưa nói đến những hành vi bất hiếu, làm cho cha mẹ buồn, mang tiếng, hổ mặt với đời, không dám ngước nhìn gia tộc, lối xóm, người thân.

Ở trại giam K.20, phần lớn phạm nhân nằm trong độ tuổi từ 14-35, cái tuổi lẽ ra có rất nhiều tiềm năng, sức khỏe để phục vụ, đóng góp thì họ lại rơi vào trong con đường tội lỗi, sai lầm. Nhiều anh chị ở đây tâm sự với chúng tôi: “Phải chi mà mấy năm trước nghe lờ̀i mẹ cha dạy thì đâu nên nông nổi này”. Khi cha mẹ cấm phạt do phát hiện con cái hư đốn, không chịu học hành, lo ăn chơi đua đòi với chúng bạn, có những dấu hiệu sa sút về đạo đức.., có nhiều đứa hư quá bỏ nhà đi luôn, sống lang thang vỉa hè̀, đường phố như những kẻ hành khất. 

Bữa thì xin được tiền, bữa thì không, đói quá thì phải ăn cắp, giựt dọc lừa đảo, móc túi, may mắn thì được vài ba trăm ngàn để sống. Vì tiền phi nghĩ̃a nên tiêu xài rất dễ, tổn thất rất là mau. Làm được vài lần tưởng dễ ăn, nào ngờ không lọt khỏi lưới pháp luật và bị công an bắt. Từ đó, mỗi khi họ nhớ lại lời cha mẹ đã dạy khuyên thì chảy nước mắt. Trong những năm tháng quá khứ, dù cha mẹ phải chân lấm tay bùn mới nuôi nổi cả năm bảy mặt con nhưng gia đình vẫn sống một cách đàng hoàng.

Thời đại này, mấy chàng thanh niên muốn làm giàu, muốn chưng diện, muốn chứng tỏ ta đây là đại gia giàu sang nên dễ dàng lao vào con đường tội lỗi, kết quả là trở thành người con bất hiếu. Khi làm cho cha mẹ buồn, ta sẽ bị mất phước, nên ta phải sống làm sao để cha mẹ tin tưởng, khiến cho cha mẹ hãnh diện với họ hàng. Khi cha mẹ già phải chăm lo báo đáp, giúp cha mẹ hiểu được đạo lý, sống cuộc đời an vui hạnh phúc ở tuổi về già.

Có nhiều đứa con gây áp lực khi thấy cha mẹ có tiền, nói: “Bà mà không cho tôi tiền, tôi sẽ bỏ nhà ra đi” hoặc “Ông mà không cho tôi vài trăm mét vuông đất để tôi bán thì về sau này tôi sẽ không nhìn mặt ông nữa, tôi không xem ông là ba của tôi nữa”… Những đứa con bất hiếu luôn tìm cách gây áp lực vì chúng biết rằng cha mẹ không thể nào rũ bỏ đứa con của mình. Lợi dụng tình thương đó, cuối cùng chúng trở thành những đứa con làm cho cha mẹ tủi sầu, khổ đau, bịnh tật.

Nhiều cha mẹ vì giận quá, lâm vào tình trạng tai biến mạch máu não mà chết. Khi nhận ra được việc này thì đã quá muộn màng. Cho nên hiếu kính với cha mẹ trước nhất là thái độ sống có đạo đức, ăn học đến nơi đến chốn, về nhà không vui chơi với internet hay ra đầu làng ngả xóm uống rượu, chơi bời mà phải có trách nhiệm giúp đỡ cha mẹ.

Đừng sợ làm như thế sẽ không có thời giờ học bài. Nếu mình có lòng hiếu thảo thì phải học bài ngay tại lớp, bằng cách tập trung vào bài vở trong lúc thầy cô giảng bài. Như vậy là vừa kết thúc tiết học, ta đã hiểu và làm được bài rồi. Về nhà chỉ cần ôn và tư duy thêm thì có thể thi đỗ đạt cao. Bằng cách này, ta có thể dành thời gian một vài tiếng một ngày để phụ giúp công việc gia đình.

Phần lớn số thanh niên vào trại cai nghiện ma túy đều là đứa con hư trong những gia đình giàu có. Chúng không nghe lời cha mẹ, ăn chơi lêu lổng, cuối cùng trở thành con nghiện.

Khi nghiện ngập rồi thì ngày đêm nó hành hạ ghê gớm lắm, giằng xé́ thân thể rất khó chịu. Phải nỗ lực rất nhiều mới cắt được cơn ghiền trong vòng 15 ngày, sau đó phải có bản lĩ̃nh chịu đựng thêm từ 16 đến 18 tháng, cơn nghiện mới dứt.

Có nhiều em thiếu bản lĩ̃nh, tiếp tục nhờ người thân chu cấp bằng cách đút lót người quản trại giam nên chúng tiếp tục nghiện trong trại. Khi hết thời gian ở trại về thì cơn nghiện gia tăng gấp hai ba lần. Giống như một con hổ đói, mức độ đòi hỏi và lệ thuộc cao hơn.

Bất hiếu làm cho mình sống thiếu trách nhiệm, do vậy mà đánh mất tương lai. Những người con thảo cháu hiền thì cố gắng tạo điều kiện cho cha mẹ già có được sự bình an về đời sống nội tâm. Có như vậy, mỗi khi nhắc đến con cái, cha mẹ mới hãnh diện và tự hào về sự trưởng thành của chúng.

Muốn làm người con hiếu thảo, ta phải phấn đấu đạt được thành quả trong học tập để đóng góp cho xã hội cộng đồng từ nhiều phương diện khác nhau, qua đó làm rạng danh gia tộc. Nếu mình là người kế thừa sự nghiệp của cha mẹ thì ta làm cho truyền thống văn hóa của gia tộc ngày càng nổi tiếng hơn, nhiều người biết đến hơn, khiến cho ông bà cha mẹ hãnh diện, tự hào vì mình hơn. Nếu cha mẹ chưa biết tu hành theo Phật giáo thì nhiệm vụ làm con một mặt phải cung phụng, mặt khác ra sức hướng họ về Tam bảo.

Nhiều người thành đạt tưởng hiếu kính cha mẹ là chiều theo những nhu cầu của cha mẹ. Có nhiều ông bà cụ ghiền phim kiếm hiệp Hồng Kông, Đài Loan, đòi thì con cái đáp ứng bằng cách thuê về cả lô phim chưởng. Hết bộ này đến bộ khác, cha mẹ coi liên tục ngày 8 tiếng đến ốm o gầy mòn, bệnh tật nằm trên giường. Chỉ trong vòng hai năm là bị tiểu đường, mắt mờ, tai điếc, thần kinh suy giảm, độ minh mẫn giảm đi. Thậm chí nhiều người vì suy nhược thần kinh quá nên bị loạn tưởng, đêm nào ngủ cũng nằm mơ thấy ma...

Là người con có hiếu, ta phải biết: Ngoài cung ứng những phương tiện giải trí chân chính, chúng ta cũng phải tìm kiếm những băng giảng, phim Phật, những bài nhạc Phật giáo để cha mẹ hiểu thêm về Tam bảo mà tu cho giảm bớt nghiệp. Chiều chuộng không có nghĩ̃a là có hiếu mà phải phụng sự sao cho cha mẹ sống hạnh phúc và bình an. Điều đó không dễ làm, nhưng nếu có lòng thì ta có thể làm được.

Có lần chúng tôi đến gia đình của một vị luật sư ở San Jose, Hoa Kỳ. Hai vợ chồng này nổi tiếng trong cộng đồng người Việt Nam tại đây. Họ thiết đãi chúng tôi một bữa cơm chay thân mật, các món ăn đều được chế biến rất ngon. Chúng tôi hỏi anh chị ăn chay trường, chay kỳ, hay là ngày hôm nay mới tổ chức ăn chay, ông nói hai vợ chồng và đứa con ăn chay trường, lý do rất đơn giản: Ngày sinh nhật 6 tuổi của con gái, người mẹ bắt con gà ra cắt cổ, nhổ lông, con gà la thất thanh, giẫy giụa. 

Cô bé́ nói với mẹ: “Mẹ ơi, mẹ ác độc quá!”. Người mẹ giật mình nói: “Hôm nay sinh nhật con, mẹ mới làm gà đãi để mừng sinh nhật, sao lại ác độc?”. Đứa bé́ nói: “Hằ̀ng ngày ba mẹ đi làm, con ở nhà chơi với con gà, vịt, chó. Nó là bạn của con, mẹ giết bạn của con là mẹ ác độc”. Nghe như vậy, bà giật mình về kể lại cho chồng nghe. Từ đó cả gia đình phát nguyện ăn chay trường.

Từ lúc mới sinh ra, cô bé́ này đã không thích ăn thịt cá, ăn vào là ói. Khi ăn chay thì bé́ thích và mập mạp hơn. Hạt giống lòng từ bi đã có sẵ̃n trong tâm của em từ đời trước, nên khi sanh ra là đòi ăn chay như một thói quen, không chịu ăn mặn. Trong trường hợp này, đứa con tuy chưa làm được gì giúp cha mẹ, nhưng đã khiến cha mẹ bỏ được nghiệp sát sanh và phát nguyện ăn chay trường, đó cũng là hạnh hiếu thảo.

Người mẹ có thêm một nghề mới là nấu cơm chay.

Chỉ cần biết cách, ta không cần giàu có vẫn có thể hiếu thảo với cha mẹ. Làm cho cha mẹ hồi đầu, sống tốt hơn, bình an hơn là ta đang trả hiếu. Không phải trả hiếu là cho cha mẹ một nửa đồng lương hay một phần ba tài chánh mình có được là hiếu đâu. Nếu mình không mang lại được hạnh phúc cho cha mẹ thì không phải là hiếu. Nhiều đứa con cho tiền cha mẹ còn tính từng đồng từng cắc, nói nặng nói nhẹ.

Có anh thanh niên làm giám đốc một công ty nên rất bận rộn. Người cha già của anh mất sức lao động, đi đứng rất khó khăn. Vì bận với công việc làm ăn nên anh ta rất ít khi về thăm. Thỉnh thoảng người cha gọi điện thăm thì anh giận dữ, nói rằng: “Con đang bận mà cha cứ làm phiền con hoài”. Vài ba ngày sau, nhớ con, người cha lại gọi điện, mong con mình đến thăm. Anh ta lại cằn nhằn tiếp: “Ba cứ làm phiền con hoài, để cho con làm việc. Mỗi tháng con còn trách nhiệm lo cho ba vài ba trăm ngàn để ba uống thuốc, ăn bánh, dưỡng già chứ! Ba làm phiền hoài, sao con làm việc đượ̣c?” Người cha không trách móc gì, cũng không gọi điện thoại nữa, ông cảm thấy rất buồn tủi và cô đơn.

Mấy tháng sau, anh ta mới dành được thời gian đến thăm nhưng khi đến, người cha lại không thè̀m nói năng gì hết vì giận. Người cha để trước mặt anh một cuốn nhật ký, trong đó ghi lại bao nhiêu yêu cầu của anh: “Ba ơi dẫn con đi chợ̣, ba ơi dẫn con đi mua đồ chơi, ba ơi dẫn con đến trườ̀ng, ba ơi dẫn con đi du lịch”… 

Tất cả những điều đó, ông đều ghi lại năm tháng ngày giờ ở đâu, sự việc gì… xong ông bỏ ra ngoài vườn, không thè̀m nói chuyện với anh. Anh ngồi lật từng trang sách mới thốt lên: “Trờ̀i ơi! Bất cứ lúc nào mình cần, dù là 12 giờ̀ khuya, lúc đang giờ̀ ngủ trưa, ba mình đều ngưng hết tất cả để chiều chuộng mình. Bây giờ̀ ba nhớ mình quá, chỉ gọi một hai lần mà mình cằ̀n nhằ̀n, nói nặng nói nhẹ, làm cho ba buồn đau”. Đọc được những trang nhật ký như vậy anh ta mới hối hận, xin lỗi ba và kể từ đó, anh rất hiếu thảo với ba.

Thông thường, người con không nhận ra sự đau khổ của cha mẹ. Khi ở trong giai đoạn tiền lương không bao nhiêu, phải chân lấm tay bùn mới có được ché́n cơm manh áo cho con, nhưng vì là cha mẹ nên nào kể công. Ngược lại, con cái khi giúp đỡ cha mẹ lại thường hay kể công. Làm như thế là bất hiếu vì đã tạo cho cha mẹ mặc cảm vì sống mà phải làm phiền con cái, mặc cảm về sự cô đơn, mặc cảm về sự thiếu thốn. Tất cả những điều đó phải tránh vì bất hiếu là trọng tội. Trong kinh Vu Lan, Phật dạy: Tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật. Tâm Địa Quán cũng nói như thế và khẳng định cha mẹ là hai vị Phật ở trong nhà.

Cha mẹ mà ta còn không lo được thì làm sao có tâm để giúp đỡ cho cộng đồng, xã hội? Ngược lại, dầu dấn thân vào xã hội, cộng đồng, ta cũng phải lo tròn chữ hiếu thì mới không vương vào những tội lỗi. Nếu ta hiếu thảo thì phước rất lớn, bằng không, sống bất hiếu thì tội lỗi rất nặng.

Ngài Mục Kiền Liên nổi tiếng là thần thông đệ nhất. Ngài đã dùng thần thông xuống địa ngục cứu mẹ vượt qua nỗi đau bị đày đọa ở ranh giới ngạ quỷ vì lòng tham lam và bỏn xẻn. Thấy mẹ bị đày đọa chốn địa ngục, ngài lấy cơm dâng mẹ, bà đói quá vội bốc ăn. Cơm vừa đưa vào miệng mẹ thì hóa thành than, ngài khóc lóc vì biết rằng tội lỗi của mẹ quá nặng.

Ngài về thưa với Phật, xin Phật chỉ bảo phương pháp nào báo hiếu và giải tội địa ngục cho mẹ. Phật dạy: “Dù ngươi có thần thông cũng không thể một mình mà cứu đượ̣c mẹ. Ngươi phải nhờ̀ thần lực của chư Tăng cầu kinh và sự tu hành thanh tịnh của chư Tăng trong ba tháng an cư kiết hạ. Nhằ̀m ngày rằ̀m tháng 7 là ngày tự tứ của chư Tăng sau 3 tháng chuyên tu tập, cũng là ngày chư Tăng hoan hỷ mà lập đàn cúng dườ̀ng trai Tăng gồm cơm canh hoa quả, thành tâm cúng dườ̀ng thì mới mong có phước báu để cầu siêu cho thân mẫu ở chốn địa ngục”.

Ngài Mục Kiền Liên đã làm đúng theo lời Phật dạy. Hôm đó, không những mẹ ngài được siêu sanh mà toàn thể tội nhân ở địa ngục cũng nương phước lực đó mà được siêu sanh về tịnh cảnh. Cũng từ đó, như thường lệ, ngày rằm tháng 7 được gọi là Ngày báo hiếu phụ mẫu thâm ân, cũng được gọi là Ngày xá tội vong nhân ở chốn địa ngục.

Là người con có hiếu như vậy mà vào cuối cuộc đời, ngài Mục Kiền Liên lại chết hết sức thảm thương. Ngài bị những kẻ ngoại đạo ganh ghé́t, bằm chặt thân thể ra từng mảnh vụn vì chúng biết ngài có thần thông, nếu còn thể xác có thể biến hóa trở lại.

Lần thứ nhất chúng đến giết, ngài sử dụng phé́p thần thông để tàng hình nên họ không phát hiện ra. Lần thứ hai cũng như thế. Trước khi những kẻ xấu trở về, họ đe dọa rằng: “Nếu ông không xuất hiện, cả ngôi chùa này sẽ trở thành bình địa, Phật tử lai vãng xung quanh chùa sẽ bị giết chết hết”. Vì có thần thông, ngài hiểu được với tâm địa ác độc, bọn chúng có thể hành động. Ngày hôm sau chúng đến lần nữa, ngài đã chấp nhận để cho chúng giết. Nhờ đó mà dân chúng ở vùng lân cận được bình yên. Ngài hy sinh bản thân xem như là trả nghiệp quá khứ.

Rất nhiều người đau xót, thương tâm trước cái chết của ngài Mục Kiền Liên. Khi hỏi đức Phật thì Ngài nói rằng:

“Trong một kiếp rất xa, mấy trăm kiếp về trước. Mục Kiền Liên là một người con bất hiếu. Ông thương một cô vợ trẻ đẹp nhưng lại rất ích kỷ. Khi bất hòa giữa con dâu và cha mẹ chồng diễn ra, cô con dâu ích kỷ này đã gây áp lực buộc chồng phải chọn một trong hai: Nếu thương cô ta thì phải giã từ và giết cha mẹ ruột đi, bằng không cô ta sẽ ly dị.

Vì mê đắm người đàn bà xinh đẹp mà độc ác nên ông đã chọn con đường bất hiếu. Ông đặt cha mẹ ngồi trên chiếc xe lăn (vì cha mẹ già yếu, tàn tật, lại bị mù), đưa vào rừng sâu. Đi đến mỏm núi có vực sâu, ông đã gài những viên đá ở bánh xe trước và giã từ cha mẹ. Sau đó, chính ông dùng tay lắc chiếc xe, đánh đập vào thân thể của cha mẹ để cho chiếc xe theo phản ứng dao động qua lại mà rớt xuống vực sâu.

Trong lúc bị đánh, người cha và người mẹ đã la lên: “Con ơi! Con ơi! Cướp!…Cướp giết cha mẹ! Con đừng lại đây! Bà con ơi hãy cứu con tôi! Con hãy trốn đi bằ̀ng không con sẽ chết!”. Lúc ông vừa nghe được những lời cảm động bi ai thì cũng là lúc hai ông bà rớt xuống vực sâu, chết thành người thiên cổ. Ông trở về bị tâm thần luôn, khổ đau ngày đêm, không ngờ trước cái chết mà cha mẹ còn thương tưởng và lo lắng tới mình, trong khi đó ông giả vờ và gài bẫy để đẩy cha mẹ xuống vực sâu cho rảnh nợ.

Chỉ vì ham mê sắc đẹp mà ông trở thành kẻ bất hiếu. Ăn năn hối lỗi biết bao nhiêu mà ngài vẫn còn phải trả nghiệp rất nặng là thân thể bị bằm những mảnh vụn. Ngài là người đã tu thành chánh quả, có thần thông phé́p Phật nhiệm mầu mà vẫn không tránh được nghiệp quả xấu. Tội lỗi lớn nhất của kiếp người là bất hiếu, đây là một bài học chúng ta cần phải suy nghĩ̃.

Xem thêm:
Đọc thêm..
Khái niệm đánh mất chính mình là sự phóng thích cái tôi để nó bay nhảy và mất tự chủ.

Có hai nguyên nhân căn bản để đánh mất chính mình: Một là do lòng tham chi phối, hai là do bệnh sân dẫn dắt. Người để cho lòng tham chi phối thì mua vui bằng cách hưởng thụ, tức là hướng về đời sống thực dụng. Khi có khuynh hướng đó tức là đời sống nhân phẩm và phong cách đạo đức đang sa sút.

Mỗi người có một hướng đi riêng do cộng nghiệp văn hóa, cộng nghiệp xã hội và biệt nghiệp của cá nhân tác động, ảnh hưởng. Xã hội nào, chủng tộc nào cũng có truyền thống, phong tục, đạo đức, chúng ta đi trên quỹ đạo và sống theo những quy điều đó thì ở mức độ thấp nhất, ta có thể trở thành người gương mẫu. Đánh mất chính mình là chạy theo sự kêu gọi của lòng vị kỷ. Có những lòng tham tưởng chừng rất nhỏ mà mình cho rằng đúng, nhưng càng đi theo càng mất sự kiểm soát của tâm. Dầu bị dẫn dắt bởi lòng tham hay sân thì sự đánh mất chính mình là một điều không nên.

Ngày 31-5-2008, chúng tôi cùng phái đoàn Phật giáo Từ thiện Đạo Phật ngày nay đến viếng thăm lần thứ 5, tại trại giam K.20 tỉnh Bến Tre. Nơi đây có 2.000 phạm nhân với mức án hình sự từ 5 năm đến 20 năm tù. Họ đang phải từng ngày gỡ lịch, mong một ngày được tái đoàn tụ gia đình.

Cũng như bốn lần thuyết giảng trước, sau khi chia sẻ, chúng tôi đã gặp gỡ các phạm nhân, trong số đó có các em thiếu niên tuổi 15, 16. Hỏi một em trong số đó nguyên do tại sao bị vào đây, em trả lời: “Thưa thầy, hôm đó đi chơi với bạn bè, con gặp một đứa mặt mày rất láu cá. Nhìn nó con thấy tức khí quá, mà nó lại ăn hiếp con nữa, nên con lấy con dao Thái Lan đâm nó cho đỡ tức”. Kết quả là em phải vào đây 20 năm tù. Ở đây, hành động của em thiếu niên đó là biểu hiện của việc không kiểm soát được chính mình.

Như vậy, bớt giận đâu chưa thấy, nhưng hậu quả nhãn tiền là em phải lãnh án 20 năm tù, mất luôn cả tuổi thanh xuân. Thay vì được ăn học rồi phát triển về nhân phẩm, đạo đức; được cha mẹ lo lắng, chăm sóc, hướng dẫn… thì các em phải lao động mỗi ngày 8 giờ trong trại giam. Không có tivi để xem, không có báo chí để đọc, không có các phương tiện giải trí để thưởng thức. Các em phải sống trong hoàn cảnh rất thiếu thốn, nóng nực, mỏi mệt, căng thẳng, biệt lập với thế giới bên ngoài. Đó là điều rất khổ đau. Một giây phút đánh mất chính mình có thể dẫn đến kết quả rất thương đau, phải ân hận suốt đời.

Thường thì các cậu choai choai mới lớn luôn muốn chứng tỏ mình là người lớn nên tập hút thuốc, uống rượu… Nếu có lân la với các anh chị trong xã hội đen, giới giang hồ thì chúng chửi thề, đánh lộn, tranh chấp, thậm chí là cướp giựt, ché́m giết nhau không gớm tay để tập tành làm dân anh chị và tưởng như thế là “ta đã đượ̣c trưởng thành”. Nhưng thực tế là càng làm như vậy, họ càng đánh mất chính mình.

Có một chị tuổi ngũ tuần, nghẹn ngào khóc và kể rằng: Gia đình chỉ có hai mẹ con, cô rất hiếu thảo, người mẹ già ngoài bảy mươi tuổi, mất sức lao động... Hôm nọ đi bán bị ế, trong lòng đã cau có khó chịu rồi, vừa về đến đầu ngõ thì thấy mẹ khóc và nói rằng bị nhà hàng xóm qua ăn hiếp. Hai mẹ con vừa về đến nhà, người hàng xóm đó lại qua mắng chửi thêm một lần nữa. Thấy mẹ bị khinh thường, cô ta giận quá nên có phản ứng. Lời qua tiếng lại rồi hai bên đánh nhau, không kiềm chế được tánh nóng, cô cầm cái búa trong nhà có sẵ̃n đập vào đầu bà hàng xóm thiếu lễ độ kia, bà ta chết tươi tại chỗ.

Lần đó chúng tôi thuyết giảng về đề tài “Đứng dậy sau vấp ngã”, cô nghe và giải tỏa được những mặc cảm. Chỉ vì một phút sai lầm, thiếu kiểm soát mà nông nỗi như thế, trong khi bản thân cô là người hiền lương chân chất, hiếu kính với cha mẹ, hòa ái với những người xung quanh. Chỉ vì bức xúc do ngày hôm đó bán không được, ế ẩm quá, về nhà thì không có tiền mua gạo, thực phẩm cho mẹ già nên tâm sân dễ dàng trỗi lên.

Phật pháp ứng dụng Đừng đánh mất chính mình

Ở gần chùa Giác Ngộ nơi chúng tôi ở, có một bé́ trai khoảng chừng 15 tuổi cũng đang ở tại trại giam này do dính vào đường dây ma túy. Em đua đòi theo đám anh chị giang hồ sống buông thả, họ tặng cho một loại bột trắng, kêu hít vào sẽ có cảm giác kỳ diệu. Vì kiến thức chưa có, em này đã hít vào, liền có cảm giác lâng lâng như trong thế giới thiên bồng lạc cảnh, hạnh phúc lắm. Được anh chị đại ca cho thêm một vài lần nữa, em bị ghiền luôn. Sau đó, họ buộc em phải mua khi lên cơn nghiện. Để có thuốc cứu cơn nghiện, em bất chấp tất cả. Gia đình thì nghè̀o, tìm đâu ra tiền? Không có tiền thì phải đi ăn cắp và buôn bán bột trắng mới có đủ tiền cho một tuần được một phần để hút và chích. Rồi cũng bị phát hiện, cậu bé́ đã phải chịu án 10 năm tù.

Lần nào chúng tôi đi thuyết giảng ở trại tù, mẹ của em cũng xin đi theo. Mẹ con nhìn nhau qua những giọt nước mắt. Chỉ vì nỗi đam mê bồng bột, không nghe theo lời khuyên của cha mẹ, nghe theo lời xúi giục của bạn xấu, cuối cùng phải ra nông nỗi...

Do đó, nỗi bất hạnh lớn nhất là không làm chủ được chính mình. Cứ thả mình theo thói quen, theo bản năng, theo sự buông thả thì hậu quả ké́o theo là rất nghiêm trọng. Giờ đây, họ phải ngồi tù gỡ từng trang lịch trong sự khổ đau, hối hận muộn màng.

Nhiều người phải chịu những hậu quả khác: Họ ăn chơi sa đọa một thời gian, sau bỗng thấy cuộc đời vô vị, mất hết ý nghĩ̃a nên quyên sinh hoặc trở thành bợm nhậu. Mỗi khi có chuyện buồn thì mượn rượu giải sầu, nhưng càng uống vào sầu không hết mà càng tăng thêm, sức khỏe sa sút, gia đình ly tán, vợ chồng bất hòa, cuối cùng tạo ra những địa ngục trong nhà.

Đối với các em thiếu nhi mới chập chững vào đời thì sự làm chủ chính mình là hiếu thảo với cha mẹ, học hành siêng năng, nghe lời thầy cô giáo. Ở nhà thì chịu khó học bài, phụ giúp cha mẹ, không được lân la chơi những trò chơi điện tử quá nhiều, vừa bị cận thị, vừa tốn tiền, thậm chí bỏ học, không có tương lai.

Thế giới ngày nay đang đối mặt với tình trạng nghiện Internet và các trò chơi điện tử. Trung Quốc là quốc gia đầu tiên có một trung tâm giam và cai nghiện cho những người nghiện Internet. Mặc dầu không phải là tội phạm, nhưng họ chính là mầm mống gây án sau này. Một người ghiền Inter-net có thể mất 8 tới 9 giờ bám vào màn hình nhỏ để chat, tâm sự giãi bày với người không hề biết mặt mũi, cá tính, đời sống, đạo đức như thế nào. Họ làm vậy chỉ để giải sầu thôi, để trút hết cái tôi hưởng thụ của mình ra.

Nếu là người con ngoan thì sẽ không buông thả và thiếu trách nhiệm với gia đình như thế. Học sinh, trẻ em thường nghiện các trò chơi điện tử bởi bị những phần thưởng hấp dẫn và muốn chứng tỏ mình là một game thủ nổi tiếng. Vì vậy bao nhiêu tiền ông bà cha mẹ cho, thay vì để mua sách vở học thì chúng trút hết vào tiệm Internet. Đó là một cách đánh mất chính mình.

Những người có chồng/vợ rồi đôi khi nghiện internet cũng bỏ luôn chồng/vợ bởi họ cứ lo tâm sự với người mà mình không quen biết. Mỗi khi vợ/chồng hỏi đến thì nói “Anh đang có thảo luận online” hoặc “Em đang có công tác đột xuất phải giải quyết bằ̀ng email”, “Em đang tìm tài liệu để tham khảo, nghiên cứu”. Mình đánh lừa người kia, nhưng trên thực tế như vậy là đánh mất chính mình, bỏ mình vào trong những cuộc vui không có tương lai.

Các em tuổi còn trẻ phải ráng hiếu kính cha mẹ. Nhận thức của mình chưa đầy đủ, nếu được cha mẹ hướng dẫn bài bản, có trình tự và nghe lời thầy cô giáo sẽ không đánh mất chính mình. Đừng như các anh chị mới 16-17 tuổi đã phải vào trại giam thay vì được ngồi ở trường để học. Được mẹ cha, thầy cô dìu dắt trong cuộc đời thì sung sướng và hạnh phúc biết mấy.

Xem thêm:

Đừng đánh mất chính mình

Khái niệm đánh mất chính mình là sự phóng thích cái tôi để nó bay nhảy và mất tự chủ.

Có hai nguyên nhân căn bản để đánh mất chính mình: Một là do lòng tham chi phối, hai là do bệnh sân dẫn dắt. Người để cho lòng tham chi phối thì mua vui bằng cách hưởng thụ, tức là hướng về đời sống thực dụng. Khi có khuynh hướng đó tức là đời sống nhân phẩm và phong cách đạo đức đang sa sút.

Mỗi người có một hướng đi riêng do cộng nghiệp văn hóa, cộng nghiệp xã hội và biệt nghiệp của cá nhân tác động, ảnh hưởng. Xã hội nào, chủng tộc nào cũng có truyền thống, phong tục, đạo đức, chúng ta đi trên quỹ đạo và sống theo những quy điều đó thì ở mức độ thấp nhất, ta có thể trở thành người gương mẫu. Đánh mất chính mình là chạy theo sự kêu gọi của lòng vị kỷ. Có những lòng tham tưởng chừng rất nhỏ mà mình cho rằng đúng, nhưng càng đi theo càng mất sự kiểm soát của tâm. Dầu bị dẫn dắt bởi lòng tham hay sân thì sự đánh mất chính mình là một điều không nên.

Ngày 31-5-2008, chúng tôi cùng phái đoàn Phật giáo Từ thiện Đạo Phật ngày nay đến viếng thăm lần thứ 5, tại trại giam K.20 tỉnh Bến Tre. Nơi đây có 2.000 phạm nhân với mức án hình sự từ 5 năm đến 20 năm tù. Họ đang phải từng ngày gỡ lịch, mong một ngày được tái đoàn tụ gia đình.

Cũng như bốn lần thuyết giảng trước, sau khi chia sẻ, chúng tôi đã gặp gỡ các phạm nhân, trong số đó có các em thiếu niên tuổi 15, 16. Hỏi một em trong số đó nguyên do tại sao bị vào đây, em trả lời: “Thưa thầy, hôm đó đi chơi với bạn bè, con gặp một đứa mặt mày rất láu cá. Nhìn nó con thấy tức khí quá, mà nó lại ăn hiếp con nữa, nên con lấy con dao Thái Lan đâm nó cho đỡ tức”. Kết quả là em phải vào đây 20 năm tù. Ở đây, hành động của em thiếu niên đó là biểu hiện của việc không kiểm soát được chính mình.

Như vậy, bớt giận đâu chưa thấy, nhưng hậu quả nhãn tiền là em phải lãnh án 20 năm tù, mất luôn cả tuổi thanh xuân. Thay vì được ăn học rồi phát triển về nhân phẩm, đạo đức; được cha mẹ lo lắng, chăm sóc, hướng dẫn… thì các em phải lao động mỗi ngày 8 giờ trong trại giam. Không có tivi để xem, không có báo chí để đọc, không có các phương tiện giải trí để thưởng thức. Các em phải sống trong hoàn cảnh rất thiếu thốn, nóng nực, mỏi mệt, căng thẳng, biệt lập với thế giới bên ngoài. Đó là điều rất khổ đau. Một giây phút đánh mất chính mình có thể dẫn đến kết quả rất thương đau, phải ân hận suốt đời.

Thường thì các cậu choai choai mới lớn luôn muốn chứng tỏ mình là người lớn nên tập hút thuốc, uống rượu… Nếu có lân la với các anh chị trong xã hội đen, giới giang hồ thì chúng chửi thề, đánh lộn, tranh chấp, thậm chí là cướp giựt, ché́m giết nhau không gớm tay để tập tành làm dân anh chị và tưởng như thế là “ta đã đượ̣c trưởng thành”. Nhưng thực tế là càng làm như vậy, họ càng đánh mất chính mình.

Có một chị tuổi ngũ tuần, nghẹn ngào khóc và kể rằng: Gia đình chỉ có hai mẹ con, cô rất hiếu thảo, người mẹ già ngoài bảy mươi tuổi, mất sức lao động... Hôm nọ đi bán bị ế, trong lòng đã cau có khó chịu rồi, vừa về đến đầu ngõ thì thấy mẹ khóc và nói rằng bị nhà hàng xóm qua ăn hiếp. Hai mẹ con vừa về đến nhà, người hàng xóm đó lại qua mắng chửi thêm một lần nữa. Thấy mẹ bị khinh thường, cô ta giận quá nên có phản ứng. Lời qua tiếng lại rồi hai bên đánh nhau, không kiềm chế được tánh nóng, cô cầm cái búa trong nhà có sẵ̃n đập vào đầu bà hàng xóm thiếu lễ độ kia, bà ta chết tươi tại chỗ.

Lần đó chúng tôi thuyết giảng về đề tài “Đứng dậy sau vấp ngã”, cô nghe và giải tỏa được những mặc cảm. Chỉ vì một phút sai lầm, thiếu kiểm soát mà nông nỗi như thế, trong khi bản thân cô là người hiền lương chân chất, hiếu kính với cha mẹ, hòa ái với những người xung quanh. Chỉ vì bức xúc do ngày hôm đó bán không được, ế ẩm quá, về nhà thì không có tiền mua gạo, thực phẩm cho mẹ già nên tâm sân dễ dàng trỗi lên.

Phật pháp ứng dụng Đừng đánh mất chính mình

Ở gần chùa Giác Ngộ nơi chúng tôi ở, có một bé́ trai khoảng chừng 15 tuổi cũng đang ở tại trại giam này do dính vào đường dây ma túy. Em đua đòi theo đám anh chị giang hồ sống buông thả, họ tặng cho một loại bột trắng, kêu hít vào sẽ có cảm giác kỳ diệu. Vì kiến thức chưa có, em này đã hít vào, liền có cảm giác lâng lâng như trong thế giới thiên bồng lạc cảnh, hạnh phúc lắm. Được anh chị đại ca cho thêm một vài lần nữa, em bị ghiền luôn. Sau đó, họ buộc em phải mua khi lên cơn nghiện. Để có thuốc cứu cơn nghiện, em bất chấp tất cả. Gia đình thì nghè̀o, tìm đâu ra tiền? Không có tiền thì phải đi ăn cắp và buôn bán bột trắng mới có đủ tiền cho một tuần được một phần để hút và chích. Rồi cũng bị phát hiện, cậu bé́ đã phải chịu án 10 năm tù.

Lần nào chúng tôi đi thuyết giảng ở trại tù, mẹ của em cũng xin đi theo. Mẹ con nhìn nhau qua những giọt nước mắt. Chỉ vì nỗi đam mê bồng bột, không nghe theo lời khuyên của cha mẹ, nghe theo lời xúi giục của bạn xấu, cuối cùng phải ra nông nỗi...

Do đó, nỗi bất hạnh lớn nhất là không làm chủ được chính mình. Cứ thả mình theo thói quen, theo bản năng, theo sự buông thả thì hậu quả ké́o theo là rất nghiêm trọng. Giờ đây, họ phải ngồi tù gỡ từng trang lịch trong sự khổ đau, hối hận muộn màng.

Nhiều người phải chịu những hậu quả khác: Họ ăn chơi sa đọa một thời gian, sau bỗng thấy cuộc đời vô vị, mất hết ý nghĩ̃a nên quyên sinh hoặc trở thành bợm nhậu. Mỗi khi có chuyện buồn thì mượn rượu giải sầu, nhưng càng uống vào sầu không hết mà càng tăng thêm, sức khỏe sa sút, gia đình ly tán, vợ chồng bất hòa, cuối cùng tạo ra những địa ngục trong nhà.

Đối với các em thiếu nhi mới chập chững vào đời thì sự làm chủ chính mình là hiếu thảo với cha mẹ, học hành siêng năng, nghe lời thầy cô giáo. Ở nhà thì chịu khó học bài, phụ giúp cha mẹ, không được lân la chơi những trò chơi điện tử quá nhiều, vừa bị cận thị, vừa tốn tiền, thậm chí bỏ học, không có tương lai.

Thế giới ngày nay đang đối mặt với tình trạng nghiện Internet và các trò chơi điện tử. Trung Quốc là quốc gia đầu tiên có một trung tâm giam và cai nghiện cho những người nghiện Internet. Mặc dầu không phải là tội phạm, nhưng họ chính là mầm mống gây án sau này. Một người ghiền Inter-net có thể mất 8 tới 9 giờ bám vào màn hình nhỏ để chat, tâm sự giãi bày với người không hề biết mặt mũi, cá tính, đời sống, đạo đức như thế nào. Họ làm vậy chỉ để giải sầu thôi, để trút hết cái tôi hưởng thụ của mình ra.

Nếu là người con ngoan thì sẽ không buông thả và thiếu trách nhiệm với gia đình như thế. Học sinh, trẻ em thường nghiện các trò chơi điện tử bởi bị những phần thưởng hấp dẫn và muốn chứng tỏ mình là một game thủ nổi tiếng. Vì vậy bao nhiêu tiền ông bà cha mẹ cho, thay vì để mua sách vở học thì chúng trút hết vào tiệm Internet. Đó là một cách đánh mất chính mình.

Những người có chồng/vợ rồi đôi khi nghiện internet cũng bỏ luôn chồng/vợ bởi họ cứ lo tâm sự với người mà mình không quen biết. Mỗi khi vợ/chồng hỏi đến thì nói “Anh đang có thảo luận online” hoặc “Em đang có công tác đột xuất phải giải quyết bằ̀ng email”, “Em đang tìm tài liệu để tham khảo, nghiên cứu”. Mình đánh lừa người kia, nhưng trên thực tế như vậy là đánh mất chính mình, bỏ mình vào trong những cuộc vui không có tương lai.

Các em tuổi còn trẻ phải ráng hiếu kính cha mẹ. Nhận thức của mình chưa đầy đủ, nếu được cha mẹ hướng dẫn bài bản, có trình tự và nghe lời thầy cô giáo sẽ không đánh mất chính mình. Đừng như các anh chị mới 16-17 tuổi đã phải vào trại giam thay vì được ngồi ở trường để học. Được mẹ cha, thầy cô dìu dắt trong cuộc đời thì sung sướng và hạnh phúc biết mấy.

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Người mẹ

Nắng hồng bắt đầu tươi thắm trên muôn ngàn cây cỏ. Những tiếng chim ríu rít hòa lên khúc nhạc tưng bừng. Ðàng xa, một dáng điệu oai nghiêm bệ vệ trong chiếc y vàng, hào quang chói lọi, khoan thai lần bước với chiếc gậy trúc tẩm màu sương nắng.

Ðây chính Ðức Phật.

Như thường lệ mọi lần nắng lên Ngài đi khất thực. Ngài chỉ sống bằng những hạt cơm cúng dường của những tâm hồn mộ đạo; nhân đó để giáo hóa mọi người, quay về đường thiện.

Ðức Phật đến nhà ông Ðế Ðô, một nhà có tiếng giàu sang nhất, nhưng cũng không kém phần ích kỷ. Chủ đi vắng, con chó nằm trước cửa đôi mắt đỏ ngầu cau lại như phóng ra những tia lửa hung ác. Nanh nhe khỏi mồm như sẵn sàng một thứ khí giới trắng nhọn vô cùng ghê tởm. Nó gừ một hơi rồi nhảy chồm đến Ngài theo một tiếng “Gầu” dữ dội. Không chút sợ hãi hay hoảng hốt, Ngài thản nhiên ôn tồn nói: “Ngươi hãy im”. Chó ta chỉ đưa mình lui để lấy thế, rồi nhanh như chớp chồm lên cao, lanh tay nhưng rất dịu dàng Ngài đỡ lấy hai chân trước, âu yếm thốt ra những lời đầy thương hại: “Ngươi hãy bớt nóng, Ta hiểu… 

Ngươi chính là mẹ của chủ nhà này, kiếp trước ngươi rất hung ác tham lam. Lâu đài nguy nga đây, tất cả châu báu đây, chính ngươi đã xây dựng trên bao nhiêu mồ hôi nước mắt của mọi người. Ngươi đã không chút thương tâm thẳng tay đục khoét tận tủy tận xương từ những người giàu cho đến kẻ bần cùng. Mãi đến giờ phút, trước khi tắt thở ngươi vẫn còn tâm niệm độc ác và tiếc nuối những của cải, nên…ngươi bị đọa, đầu thai vào kiếp chó và trở lại đây bo bo giữ lấy tài sản ấy. Thế mà ngươi không lo tu tỉnh còn mãi tham lam tàn ác!”

Oai đức của Phật đã nhiếp phục được tâm hồn đen tối, chó im lặng, buồn bã gục đầu xuống đất. Ðức Phật nhẹ nhàng lui bước. Ðôi mắt chó tắt hẳn những tia lửa hung tàn, đọng lại trên đôi mi những ngấn lệ đau thương, chán nản nhìn theo Ngài cho đến khi khuất dạng sau màn cây.

Từ đó chó bỏ ăn uống và không còn muốn nhếch bước đi đâu. Cử chỉ ấy làm cho Ðế Ðô phải ngạc nhiên và lo sợ. Trước kia chó rất mạnh mẽ, giữ nhà cẩn thận; mỗi lần người lạ mặt vào không khỏi hết hồn với nó. Thế mà nay nó chỉ nằm trong xó không một hơi sủa.

Ðế Ðô tìm cách tra hỏi đứa ở của ông, nó kể lại chuyện Ðức Phật đến khất thực: “Không hiểu Ngài làm gì chó ta mà từ đấy nó buồn đau đớn”.

Ông đỏ bừng mặt lên, vô cùng căm tức, la hét vang nhà như một kẻ điên dại, rồi chạy tìm ngay Ðức Phật để nhiếc mắng và đòi thường.

Trước cử chỉ hung hăng tàn bạo của ông ta, Ðức Phật vẫn vui vẻ điềm đạm bảo:

“Ta sẽ nói cho ngươi hay, nhưng ngươi phải dịu lòng đi đã. Nhờ công năng tu tập ta đã chứng được Túc mạng minh, thấy rõ kiếp trước của mọi người, nên ta biết chó kia chính là mẹ ngươi kiếp trước, vì quá tham lam tàn bạo nên nay phải hóa thân vào kiếp chó để trở lại giữ của cải cho nhà ngươi.” Ðế Ðô cướp lời:

“Những lời nói của ông đều là huyễn hoặc vu khống tôi không thể tin được”.

“Sự thật chính là thế. Vì thương mẹ con ngươi nên ta mới nói cho ngươi rõ. Ngươi không tin về đào lên phía dưới giường nơi chó thường nằm, sẽ thấy một lọ vàng.” Lòng tham lam của Ðế Ðô đã dằn được cơn giận, vội vàng hỏi:

“Thật không ông? Sao ông biết?”

“Lọ vàng ấy trước kia mẹ ngươi chôn, nhưng vì khi lâm chung không kịp trối lại, nay mẹ kia-chính chó ấy thường nằm trên đó để giữ cho ngươi. Ngươi làm theo lời ta sẽ hiểu ta nói đúng hay sai”.

Từ nét mặt sung sướng, ông ta trở thành đau đớn vì đã có một nguồn tin bé nhỏ len qua con người sân hận tham lam thấm vào trái tim hồng.

Quả nhiên, bới lên, một lọ lớn đầy cả vàng với vàng, nhưng vàng không còn gợi được lòng tham của Ðế Ðô. Nguồn tin đã hòa mạnh trong tim hồng làm tiêu tan tất cả những tham luyến hung tàn. Ông ôm lấy chó khóc nức nở vô cùng ăn năn. Ðoạn đến quỳ bên Ðức Phật đôi mắt đầm đìa dịch cảm, run lên những lời cầu khẩn thiết tha, xin sám hối tội lỗi và nhờ Phật chỉ phương cứu mẹ thoát khỏi những cảnh giới khổ đau. Ðức Phật liền bảo:

“Nay ngươi đã biết ăn năn, thế là ngươi đã có thể trở lại con đường lành. Ngươi là một người con có hiếu. Nhưng nghiệp chướng của mẹ ngươi quá nặng. Ngươi hãy phát tâm quy y Tam bảo, thọ trì ngũ giới và đem hết lòng thành kính sám hối cho mẹ ngươi; đem tiền của bố thí cho mọi người, và cúng dường Tăng chúng. Nhờ công đức ấy, mới mong cứu khổ cho mẹ ngươi được. Khổ hay sướng là do mình tự gây lấy, ta chỉ là người giác ngộ, chỉ lại cho chúng sanh con đường giải thoát”. Ðế Ðô vâng lời Phật dạy, ngoài sự chí thành cầu nguyện, còn đem gia sản bố thí cúng dường…

Không lâu, một hôm, chó duỗi mình khoe khoắn tấm thảm rồi buông ra một hơi thở dài. Không còn là hơi thở đầy luyến tiếc tham lam muốn bám víu lấy sự sống mà lại là một hơi thở đầy sung sướng và thỏa mãn.

Chó đã chết.

Nhưng, chó ấy-mẹ của Ðế Ðô-sẽ về đâu. Kiếp sau như thế nào?

Tối hôm sau, trong giấc mộng, Ðế Ðô thấy trên nền trời xanh cuộn lên những vòm mây trắng, uốn dòn đến trước mặt người. Từ trong đó hiện ra một dáng người đàn bà hiền dịu, ân cần vỗ nhẹ lên vai Ðế Ðô và nói:

“Từ lâu vì lầm lỗi, mẹ đã tham lam độc ác quá nhiều nên bị đọa vào những cảnh giới khổ sở, đau đớn vô cùng. Chó ta hôm trước chính là mẹ đây con. Con ơi, con nghĩ đến đời sống con chó, con sẽ hình dung được nỗi khổ của mẹ hồi ấy. Nay nhờ Ðức Phật cứu độ và lòng hiếu thảo của con, mẹ đã thoát khỏi kiếp đau thương, được vãng sanh vào thế giới đầy sung sướng an vui. Thật cái luật nhân quả không ai tránh khỏi. “Gieo nhân gì gặt quả ấy”. Tham lam tàn ác bị lầm than; tu nhân tích đức sẽ được an vui tự tại. Từ đây con hãy vâng lời Phật dạy, gắng công tu học. Thôi mẹ từ biệt con…”

Xem thêm:

Người mẹ

Phật pháp ứng dụng Người mẹ

Nắng hồng bắt đầu tươi thắm trên muôn ngàn cây cỏ. Những tiếng chim ríu rít hòa lên khúc nhạc tưng bừng. Ðàng xa, một dáng điệu oai nghiêm bệ vệ trong chiếc y vàng, hào quang chói lọi, khoan thai lần bước với chiếc gậy trúc tẩm màu sương nắng.

Ðây chính Ðức Phật.

Như thường lệ mọi lần nắng lên Ngài đi khất thực. Ngài chỉ sống bằng những hạt cơm cúng dường của những tâm hồn mộ đạo; nhân đó để giáo hóa mọi người, quay về đường thiện.

Ðức Phật đến nhà ông Ðế Ðô, một nhà có tiếng giàu sang nhất, nhưng cũng không kém phần ích kỷ. Chủ đi vắng, con chó nằm trước cửa đôi mắt đỏ ngầu cau lại như phóng ra những tia lửa hung ác. Nanh nhe khỏi mồm như sẵn sàng một thứ khí giới trắng nhọn vô cùng ghê tởm. Nó gừ một hơi rồi nhảy chồm đến Ngài theo một tiếng “Gầu” dữ dội. Không chút sợ hãi hay hoảng hốt, Ngài thản nhiên ôn tồn nói: “Ngươi hãy im”. Chó ta chỉ đưa mình lui để lấy thế, rồi nhanh như chớp chồm lên cao, lanh tay nhưng rất dịu dàng Ngài đỡ lấy hai chân trước, âu yếm thốt ra những lời đầy thương hại: “Ngươi hãy bớt nóng, Ta hiểu… 

Ngươi chính là mẹ của chủ nhà này, kiếp trước ngươi rất hung ác tham lam. Lâu đài nguy nga đây, tất cả châu báu đây, chính ngươi đã xây dựng trên bao nhiêu mồ hôi nước mắt của mọi người. Ngươi đã không chút thương tâm thẳng tay đục khoét tận tủy tận xương từ những người giàu cho đến kẻ bần cùng. Mãi đến giờ phút, trước khi tắt thở ngươi vẫn còn tâm niệm độc ác và tiếc nuối những của cải, nên…ngươi bị đọa, đầu thai vào kiếp chó và trở lại đây bo bo giữ lấy tài sản ấy. Thế mà ngươi không lo tu tỉnh còn mãi tham lam tàn ác!”

Oai đức của Phật đã nhiếp phục được tâm hồn đen tối, chó im lặng, buồn bã gục đầu xuống đất. Ðức Phật nhẹ nhàng lui bước. Ðôi mắt chó tắt hẳn những tia lửa hung tàn, đọng lại trên đôi mi những ngấn lệ đau thương, chán nản nhìn theo Ngài cho đến khi khuất dạng sau màn cây.

Từ đó chó bỏ ăn uống và không còn muốn nhếch bước đi đâu. Cử chỉ ấy làm cho Ðế Ðô phải ngạc nhiên và lo sợ. Trước kia chó rất mạnh mẽ, giữ nhà cẩn thận; mỗi lần người lạ mặt vào không khỏi hết hồn với nó. Thế mà nay nó chỉ nằm trong xó không một hơi sủa.

Ðế Ðô tìm cách tra hỏi đứa ở của ông, nó kể lại chuyện Ðức Phật đến khất thực: “Không hiểu Ngài làm gì chó ta mà từ đấy nó buồn đau đớn”.

Ông đỏ bừng mặt lên, vô cùng căm tức, la hét vang nhà như một kẻ điên dại, rồi chạy tìm ngay Ðức Phật để nhiếc mắng và đòi thường.

Trước cử chỉ hung hăng tàn bạo của ông ta, Ðức Phật vẫn vui vẻ điềm đạm bảo:

“Ta sẽ nói cho ngươi hay, nhưng ngươi phải dịu lòng đi đã. Nhờ công năng tu tập ta đã chứng được Túc mạng minh, thấy rõ kiếp trước của mọi người, nên ta biết chó kia chính là mẹ ngươi kiếp trước, vì quá tham lam tàn bạo nên nay phải hóa thân vào kiếp chó để trở lại giữ của cải cho nhà ngươi.” Ðế Ðô cướp lời:

“Những lời nói của ông đều là huyễn hoặc vu khống tôi không thể tin được”.

“Sự thật chính là thế. Vì thương mẹ con ngươi nên ta mới nói cho ngươi rõ. Ngươi không tin về đào lên phía dưới giường nơi chó thường nằm, sẽ thấy một lọ vàng.” Lòng tham lam của Ðế Ðô đã dằn được cơn giận, vội vàng hỏi:

“Thật không ông? Sao ông biết?”

“Lọ vàng ấy trước kia mẹ ngươi chôn, nhưng vì khi lâm chung không kịp trối lại, nay mẹ kia-chính chó ấy thường nằm trên đó để giữ cho ngươi. Ngươi làm theo lời ta sẽ hiểu ta nói đúng hay sai”.

Từ nét mặt sung sướng, ông ta trở thành đau đớn vì đã có một nguồn tin bé nhỏ len qua con người sân hận tham lam thấm vào trái tim hồng.

Quả nhiên, bới lên, một lọ lớn đầy cả vàng với vàng, nhưng vàng không còn gợi được lòng tham của Ðế Ðô. Nguồn tin đã hòa mạnh trong tim hồng làm tiêu tan tất cả những tham luyến hung tàn. Ông ôm lấy chó khóc nức nở vô cùng ăn năn. Ðoạn đến quỳ bên Ðức Phật đôi mắt đầm đìa dịch cảm, run lên những lời cầu khẩn thiết tha, xin sám hối tội lỗi và nhờ Phật chỉ phương cứu mẹ thoát khỏi những cảnh giới khổ đau. Ðức Phật liền bảo:

“Nay ngươi đã biết ăn năn, thế là ngươi đã có thể trở lại con đường lành. Ngươi là một người con có hiếu. Nhưng nghiệp chướng của mẹ ngươi quá nặng. Ngươi hãy phát tâm quy y Tam bảo, thọ trì ngũ giới và đem hết lòng thành kính sám hối cho mẹ ngươi; đem tiền của bố thí cho mọi người, và cúng dường Tăng chúng. Nhờ công đức ấy, mới mong cứu khổ cho mẹ ngươi được. Khổ hay sướng là do mình tự gây lấy, ta chỉ là người giác ngộ, chỉ lại cho chúng sanh con đường giải thoát”. Ðế Ðô vâng lời Phật dạy, ngoài sự chí thành cầu nguyện, còn đem gia sản bố thí cúng dường…

Không lâu, một hôm, chó duỗi mình khoe khoắn tấm thảm rồi buông ra một hơi thở dài. Không còn là hơi thở đầy luyến tiếc tham lam muốn bám víu lấy sự sống mà lại là một hơi thở đầy sung sướng và thỏa mãn.

Chó đã chết.

Nhưng, chó ấy-mẹ của Ðế Ðô-sẽ về đâu. Kiếp sau như thế nào?

Tối hôm sau, trong giấc mộng, Ðế Ðô thấy trên nền trời xanh cuộn lên những vòm mây trắng, uốn dòn đến trước mặt người. Từ trong đó hiện ra một dáng người đàn bà hiền dịu, ân cần vỗ nhẹ lên vai Ðế Ðô và nói:

“Từ lâu vì lầm lỗi, mẹ đã tham lam độc ác quá nhiều nên bị đọa vào những cảnh giới khổ sở, đau đớn vô cùng. Chó ta hôm trước chính là mẹ đây con. Con ơi, con nghĩ đến đời sống con chó, con sẽ hình dung được nỗi khổ của mẹ hồi ấy. Nay nhờ Ðức Phật cứu độ và lòng hiếu thảo của con, mẹ đã thoát khỏi kiếp đau thương, được vãng sanh vào thế giới đầy sung sướng an vui. Thật cái luật nhân quả không ai tránh khỏi. “Gieo nhân gì gặt quả ấy”. Tham lam tàn ác bị lầm than; tu nhân tích đức sẽ được an vui tự tại. Từ đây con hãy vâng lời Phật dạy, gắng công tu học. Thôi mẹ từ biệt con…”

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Tìm thấy viên ngọc trên đường bùn

Gudo tuy là quốc sư, nhưng ngài vẫn hay du hành như một kẻ khất sĩ lang thang.

Một hôm trên đường đi Edo, một trung tâm văn hóa và chính trị quan trọng, ngài đến gần một ngôi làng có tên là Takenaka. Trời đã tối và mưa tầm tả, Gudo ướt mẹp và đôi dép rơm đã tơi tả. - một căn nhà tranh gần làng, ngài thấy có khoảng bốn hay năm đôi dép bày ở cửa sổ và muốn vào hỏi mua một đôi. Người đàn bà thấy ngài ướt lạnh, thương tình mời ngài trú qua đêm. 

Gudo nhận lời và cám tạ bà ta. Ngài đến trước bàn thờ giữa nhà tụng một thời kinh. Sau đó bà mẹ của bà chủ và bầy con ra chào. Nhìn thấy cả nhà buồn bả, ngài hỏi cớ sự. "Chồng con là kẻ cờ bạc say sưa", người đàn bà kể lể. "Khi ổng ăn bạc thì uống rượu say mèm rồi về nhà đánh đập vợ con. Nếu ổng thua thì đi vay mượn khắp nơi. Lắm khi say quá lại không về nhà. Con phải làm sao?"
"Ðể bần tăng giúp cho," 

Gudo nói. "Ðây có ít tiền, hãy đi mua một chung rượu ngon và ít đồ nhấm. Rồi bà đi nghỉ đi. Bần tăng sẽ tọa thiền trước bàn thờ." Nữa đêm, ông chồng say khướt trở về, la lối om xòm. "Con mẹ nó đâu, tao về nhà đây này. Có cái gì ăn không?"

"Có" Gudo nói, "Bần tăng bị mắc mưa và được bà nhà thương tâm cho tạm trú qua đêm. Ðể đền đáp bần tăng có mua một ít rượu và đồ nhấm dành cho ông dùng."

Gã đàn ông hài lòng, uống sạch chung rượu rồi ngã lăn trên sàn mà ngủ. Gudo tọa thiền cạnh bên. Sáng sớm hôm sau, gã đàn ông tỉnh dậy quên hẳn mọi chuyện đêm qua.

"Ông là ai? - đâu đến đây?" gã hỏi Gudo khi ngài vẫn còn trầm tư mặc tưởng.

"Bần tăng là Gudo từ Ðông Kinh đến, trên đường đi Edo," Thiền sư trả lời.

Gã đàn ông xấu hổ quá, liền miệng xin lỗi quốc sư. Gudo mĩm cười.

"Mọi sự, mọi vật trên đời đều vô thường," ngài giảng giải. "Cuộc đời rất ngắn ngủi.

Nếu ông cứ tiếp tục cờ bạc và rượu chè thì ông chẳng làm được việc gì hữu sự, lại còn làm khổ vợ con."

Gã đàn ông chợt ngộ, như ra khỏi cơn mê.

"Ðại sư nói đúng," anh ta dõng dạc. "Làm sao con có thể đền bù cho ngài về lời dạy này! Hay là để con mang hành lý hộ ngài và tin ngài một đoạn đường.

"Nếu ông muốn," Gudo tán đồng.

Hai người lên đường. Sau khoảng ba dặm, Gudo bảo y quay về.

"Xin được thêm năm dặm nữa," gã nài nỉ. Họ tiếp tục đi.

"Giờ ông nên quay về," Gudo khuyên.

"Hẳn thêm mười dặm nữa," gã đàn ông xin.

"Hãy về ngay," Gudo bảo sau khi đã đi hết mười dặm.

"Xin cho con theo Ðại sư suốt đời," gã tuyên bố.

Những thiền sư hiện đại của Nhật đều là môn đệ của người kế thừa Gudo. Tên của ngài là Mu-nan, người đàn ông đã không bao giờ quay trở lại.

Xem thêm:

Tìm thấy viên ngọc trên đường bùn

Phật pháp ứng dụng Tìm thấy viên ngọc trên đường bùn

Gudo tuy là quốc sư, nhưng ngài vẫn hay du hành như một kẻ khất sĩ lang thang.

Một hôm trên đường đi Edo, một trung tâm văn hóa và chính trị quan trọng, ngài đến gần một ngôi làng có tên là Takenaka. Trời đã tối và mưa tầm tả, Gudo ướt mẹp và đôi dép rơm đã tơi tả. - một căn nhà tranh gần làng, ngài thấy có khoảng bốn hay năm đôi dép bày ở cửa sổ và muốn vào hỏi mua một đôi. Người đàn bà thấy ngài ướt lạnh, thương tình mời ngài trú qua đêm. 

Gudo nhận lời và cám tạ bà ta. Ngài đến trước bàn thờ giữa nhà tụng một thời kinh. Sau đó bà mẹ của bà chủ và bầy con ra chào. Nhìn thấy cả nhà buồn bả, ngài hỏi cớ sự. "Chồng con là kẻ cờ bạc say sưa", người đàn bà kể lể. "Khi ổng ăn bạc thì uống rượu say mèm rồi về nhà đánh đập vợ con. Nếu ổng thua thì đi vay mượn khắp nơi. Lắm khi say quá lại không về nhà. Con phải làm sao?"
"Ðể bần tăng giúp cho," 

Gudo nói. "Ðây có ít tiền, hãy đi mua một chung rượu ngon và ít đồ nhấm. Rồi bà đi nghỉ đi. Bần tăng sẽ tọa thiền trước bàn thờ." Nữa đêm, ông chồng say khướt trở về, la lối om xòm. "Con mẹ nó đâu, tao về nhà đây này. Có cái gì ăn không?"

"Có" Gudo nói, "Bần tăng bị mắc mưa và được bà nhà thương tâm cho tạm trú qua đêm. Ðể đền đáp bần tăng có mua một ít rượu và đồ nhấm dành cho ông dùng."

Gã đàn ông hài lòng, uống sạch chung rượu rồi ngã lăn trên sàn mà ngủ. Gudo tọa thiền cạnh bên. Sáng sớm hôm sau, gã đàn ông tỉnh dậy quên hẳn mọi chuyện đêm qua.

"Ông là ai? - đâu đến đây?" gã hỏi Gudo khi ngài vẫn còn trầm tư mặc tưởng.

"Bần tăng là Gudo từ Ðông Kinh đến, trên đường đi Edo," Thiền sư trả lời.

Gã đàn ông xấu hổ quá, liền miệng xin lỗi quốc sư. Gudo mĩm cười.

"Mọi sự, mọi vật trên đời đều vô thường," ngài giảng giải. "Cuộc đời rất ngắn ngủi.

Nếu ông cứ tiếp tục cờ bạc và rượu chè thì ông chẳng làm được việc gì hữu sự, lại còn làm khổ vợ con."

Gã đàn ông chợt ngộ, như ra khỏi cơn mê.

"Ðại sư nói đúng," anh ta dõng dạc. "Làm sao con có thể đền bù cho ngài về lời dạy này! Hay là để con mang hành lý hộ ngài và tin ngài một đoạn đường.

"Nếu ông muốn," Gudo tán đồng.

Hai người lên đường. Sau khoảng ba dặm, Gudo bảo y quay về.

"Xin được thêm năm dặm nữa," gã nài nỉ. Họ tiếp tục đi.

"Giờ ông nên quay về," Gudo khuyên.

"Hẳn thêm mười dặm nữa," gã đàn ông xin.

"Hãy về ngay," Gudo bảo sau khi đã đi hết mười dặm.

"Xin cho con theo Ðại sư suốt đời," gã tuyên bố.

Những thiền sư hiện đại của Nhật đều là môn đệ của người kế thừa Gudo. Tên của ngài là Mu-nan, người đàn ông đã không bao giờ quay trở lại.

Xem thêm:
Đọc thêm..